4000 năm trước Công Nguyên tại phía Nam Babylon vùng hạ Lưỡng Hà, Ninkasi – một người phụ nữ Sumerian trong lúc làm bánh mì, thay vì nướng hết phần bột nhào đã ủ men thì bà lại cho phần dư vào một vại nước. Vài ngày sau, bà có được một loại thức uống “thần thánh” tạo cho con người cảm giác lâng lâng, mờ ảo.
Tại Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000 trước Công Nguyên, bia và bánh mì là những thứ quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bia được xem như một loại tiền tệ và mọi người từ Pharaoh trở xuống đều uống bia.
Năm 55 sau Công Nguyên, Julius Ceasar đã chinh phục người Roma và kỹ thuật làm bia đã được du nhập vào Châu Âu.
Đến thế kỷ 13, có hàng trăm tu viện sản xuất bia cung cấp cho cư dân tại địa phương. Một vài tu viện trong số đó vẫn còn tồn tại cho đến nay ở Bỉ và Hà Lan. Một nghiên cứu lớn nhất của các thầy tu là đưa hoa bia vào sử dụng nhằm làm tạo ra hương vị đặc trưng và kéo dài thời gian bảo quản.
Năm 1864, Pasteur đã công bố các kết quả thí nghiệm về quá trình lên men: “Chính nấm men là tác nhân gây nên quá trình lên men” và giải thích cơ chế làm việc của nấm men. Ngoài ra, Pasteur đã đưa ra phương pháp được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm: “Thanh trùng Pasteur”. Bằng phương pháp này, bia có thể được bảo quản tại điều kiện thường đến 1 năm.
Bia Sài Gòn Lager ngày nay dựa trên kiểu Pilsener (được sản xuất lần đầu tiên năm 1842 tại thành phố Pilsen (Plzeň), Cộng hòa Séc). Bia Lager có màu sáng, được cacbonat hóa nồng độ cao có hương vị mạnh của hoa bia và nồng độ cồn 3-6% theo thể tích. Các sản phẩm bia Sài Gòn Lager đều thuộc loại bia này.